Banner cột chính

Sống đẹp lòng Chúa

"Mười bốn chặng đàng Thánh Giá" châu Phi nổi tiếng...

 “MƯỜI BỐN CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ” CHÂU PHI NỔI TIẾNG...


Ban đầu, chủng viện thần học của dòng Tên ở Nairobi (Hekima College) chỉ nhờ Engelbert Mveng (1930–95) vẽ một tác phẩm Pieta cho nhà nguyện họ (Hình đầu tiên). Nhưng sau đó, một nghệ sĩ vô danh ở Kenya đã nắm bắt cách vẽ của Mveng, và thực hiện thành bộ tranh “Mười bốn chặng đàng Thánh Giá”. Bộ tranh này, được xem là một ví dụ xuất sắc của nghệ thuật Công giáo đương đại ở Châu Phi.

 Mveng là một linh mục Dòng Tên, nghệ sĩ, nhà thần học và nhà sử học lỗi lạc. Vào ngày 22 tháng 4 năm 1995, ông bị sát hại dã man tại nhà riêng ở Yaoundé (hoàn cảnh và động cơ giết người đến nay vẫn chưa rõ ràng). Các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng quốc tế của ông có thể được tìm thấy trong các nhà thờ, nhà nguyện và trung tâm giáo dục trên khắp thế giới — ví dụ, ở Nairobi, Nazareth, Chicago và Yaoundé.

Bức tranh của Mveng chính là “chặng đàng thứ XIII”, theo truyền thống được gọi là “Hạ xác Chúa xuống khỏi Thập Tự Giá”. Hình ảnh thể hiện khoảnh khắc ngay sau khi Chúa Giêsu được đưa xuống và Đức Mẹ nhận xác Người. Đó là một Pietà châu Phi.

Người xem khó có thể không bị cuốn hút bởi mối liên hệ mật thiết giữa Chúa Giêsu đã chết và mẹ của ngài trong tác phẩm này. Khuôn mặt của Chúa Giêsu và Mẹ Maria được vẽ chồng lên nhau thể hiện sự gần gũi;  Chiếc áo choàng của Đức Mẹ và tấm vải liệm của Chúa Giêsu có cùng một mẫu-hai cơ thể gần như đã trở thành một.

Mveng là một bậc thầy về các thiết kế cách điệu được tạo ra với một bảng màu hạn chế. Ông chỉ sử dụng ba hoặc bốn màu. Khuôn mặt của Chúa Giêsu giống như một chiếc mặt nạ — một chiếc mặt nạ của người châu Phi — góp phần vào việc miêu tả ông như một ‘Đấng Christ châu Phi’.  Mveng cũng dựa trên các yếu tố phong cách của các bức tranh Ethiopia, đặc biệt là bằng cách đơn giản hóa các hình, phóng đại vùng mắt của nhân vật và sử dụng đường nét rõ ràng để diễn tả...

Trong bối cảnh đau khổ và chết chóc lan rộng trên lục địa Châu Phi, Mveng đã thành công trong việc tạo ra một biểu tượng của tình yêu và lòng trắc ẩn. Phần lớn phụ nữ châu Phi phải chịu hậu quả tồi tệ nhất của nạn đói, bệnh tật và cái chết, đồng thời phải chăm sóc con cái (và thường là mất con). Kinh nghiệm của người phụ nữ về việc để tang những đứa con đã chết cho thấy một điều gì đó vượt quá nhu cầu sinh học đơn thuần; nó đưa chúng ta vào lĩnh vực của tâm thức tôn giáo. Nó cho thấy sức mạnh của một tình yêu ‘mạnh hơn cả sự chết’ (Bài ca của Sa-lô-môn 8: 6).

Do đó, sự giống nhau về mặt hình ảnh của khuôn mặt và thân thể của Đức Mẹ và Chúa Giêsu trong bức tranh của Mveng không chỉ là thể hiện sự gần gũi của họ. Khi lòng trắc ẩn của Maria làm chứng cho sự hiệp nhất sẽ tồn tại sau cái chết, Mveng biến người phụ nữ châu Phi than khóc thành một “Alter Christus”-“Một Đấng Christ khác”

Bộ “Mười bốn chặng đàng Thánh Giá” này, được thể hiện liền mạch với tinh thần của Mveng, và thống nhất về hình thức... 

















(Trích từ sổ tay nghệ thuật Công giáo-2014)


Đăng nhận xét

0 Nhận xét