“CHÚA GIÁNG SINH” CỦA NGƯỜI DA ĐỎ Ở PERU
Jeronimo Lozano là người gốc ở vùng Ayacucho của Peru. Thay vì làm các tiểu cảnh hang đá, hay lều cỏ thể hiện nơi Chúa giáng sinh, thì Lozano đưa tất cả vào một cái tủ gỗ. Ông làm tất cả, từ tạo hình nhân vật (làm từ hỗn hợp khoai tây / thạch cao, và vẽ chúng bằng tay) đến đóng và vẽ lên các tủ.
Thực tế thì đây là cách ứng dụng kiểu tủ thờ di động gọi là “retablos” được du nhập từ Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 18. Ở Peru, hình thức “retablos” phổ biến chủ yếu ở các cộng đồng người nói tiếng Quechua (ngôn ngữ của người Inca) sống trên dãy núi Andes, gần thành phố Ayacucho. Họ thường làm các “retablos” thay cho các bàn thờ trong gia đình. Nó cũng được sử dụng để mô tả các hoạt cảnh tôn giáo, lễ hội và cuộc sống hàng ngày ở Peru.
Lozano đã trưng bày tác phẩm của mình trong nhiều viện bảo tàng. Hiện ông sống ở Hoa Kỳ và tự coi mình là đại sứ cho nghệ thuật Andean. Ông mong muốn sẽ bảo tồn và phát huy bộ môn nghệ thuật dân gian truyền thống này.
Theo Lozano, “Vào dịp Giáng sinh, những người nói tiếng Quechua ở vùng núi cao của Peru kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu bằng sự giản dị và sùng kính của đức tin. Họ luôn tạo ra những khung cảnh Chúa giáng sinh với hình ảnh trang phục truyền thống và bối cảnh của họ. Ba nhà thông thái đến thờ lạy Chúa chẳng hạn, được mặc quần áo để đại diện cho ba khu vực của Peru: bờ biển, núi và rừng rậm... Những truyền thống này đã được bảo tồn trong nhiều năm, nhưng gần đây có thể đã thay đổi và một số truyền thống ban đầu của dãy Andes đang bị mất đi”
Nhìn tổng thể cả “retablos”...
Tác giả Jeronimo Lozano với một “retablos” nhỏ của mình...
(Trích từ sổ tay nghệ thuật Công giáo-2016)
Hi, tượng “Giáng Sinh”, với hình ảnh “Chúa Hài Đồng” nằm chổng mông thế này, chỉ có ở Peru. Thật ngộ nghĩnh, đáng yêu...!
0 Nhận xét