KỶ NIỆM 350 NĂM “SẤM TRUYỀN CA”
Tại Việt Nam, ít ai biết được rằng 150
năm trước khi thi hào Nguyễn Du qua đời (1820), văn chương Công giáo đã có một
tác phẩm lục bát bằng chữ Nôm đạt mức tuyệt tác: Tác phẩm Sấm Truyền Ca (1670), diễn ca 5
quyển đầu của Cựu ước, do cha Lữ Y Đoan, một trong những linh mục thế hệ đầu
của địa phận Đàng Trong. Cũng chính năm 1820 tác phẩm được phiên âm sang chữ
quốc ngữ.
Sau một vận mệnh hẩm hiu suốt hơn ba
trăm năm, cuối thế kỷ XX chỉ còn hơn 1/5 tác phẩm sống sót: Sách Sáng Thế Ký
(Tạo đoan kinh) và 21 chương đầu của sách Xuất Hành (Lập quốc kinh). Năm 1993
một số trí thức Công giáo đã thực hiện hồ sơ “Về các tác giả Công giáo thế kỷ
XVII-XIX”, do Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Tp HCM ấn hành. Quyển sách đã giới
thiệu tác phẩm Sấm Truyền Ca đến công chúng.
Giáo sư Nguyễn Văn
Trung đã có công bảo tồn, đưa bút tích sang Canada. Ông và các cộng sự viên đã
có công nghiên cứu đối chiếu, thực hiện bản văn hiệu đính mang tính khoa học và
năm 2000 Tập san Y Sỹ ở Montreal đã xuất bản tập 1: Tạo Đoan Kinh.
Tháng 8/2020, nhóm phụ
trách Tủ sách Nước Mặn của Giáo phận Qui Nhơn chợt nhận thấy cần ấn hành lại
quyển sách để chào mừng tròn 350 năm của tác phẩm và giới thiệu với độc giả
trong nước. Tại Việt Nam, ấn bản Canada của quyển sách hết sức họa hiếm. May
thay cuối cùng, đã tìm được một bản photocopy ở Thư viện Học viện Đa Minh, Gò
Vấp, và một ấn bản gốc ở Thư viện Mân Côi Bùi Chu.
Tại Giáo phận Qui Nhơn,
từ năm 2012 đã có truyền thống họp mặt các tác giả Công giáo vào ngày 21-22/9.
Năm 2020, do phòng ngừa đại dịch, dịp ấy chỉ có hơn 20 tác giả từ Tp Quy Nhơn
và phụ cận họp mặt tại Chủng viện Làng Sông. Trong lúc chưa kịp hiệu đính để ấn
hành phiên bản mới, Ban Tổ chức đã photocopy một phần quyển sách theo ấn bản
Canada, trao tay các tham dự viên để giới thiệu và đánh dấu chào mừng kỷ niệm
350 năm việc biên soạn tác phẩm. Sau lễ Giáng sinh, ấn bản 2020 của Tủ sách
Nước Mặn hoàn thành. Tối ngày 01/01/21, trong lễ ra mắt Ban Văn hóa Giáo phận
Hà Tĩnh tại hội trường Giáo xứ An Nhiên, phiên bản 2020 của tác phẩm được trao
tay các tham dự viên để một lần nữa đánh dấu sự kiện mừng 350 năm.
Cha Lữ Y Đoan không
những để lại một thành tựu của Thế kỷ XVII về thơ lục bát tự sự rất hồn nhiên
trong sáng mà còn đi trước thời đại chúng ta 300 năm trên bước đường Việt hóa
và hội nhập văn hóa cả về phong tục và triết học.
Tại Mambrê ông Abram đã
khoản đãi ba vị khách thần linh một bữa ăn Việt Nam:
Khách thần vui vẻ dừng
chân,
6
Ra-ham liền gọi gia nhân cỗ bàn.
7
Sa-ra nướng bánh hạnh nhân,
8 Thịt
chiên nhiều món, quay, hầm dọn ra.
“Khách thần cầm
đũa dùng qua,
Hỏi thăm chủ trại: “Vợ
nhà thể nao ?” (câu 803-808)
Về lịch trình sáng tạo,
vị tiền bối của chúng đã dịch sáu ngày là sáu chu kỳ, trong đó Thiên Chúa đã
dựng nên lưỡng vực sáng tối âm dương và ngũ hành:
1 Hằng sinh Thượng
đế đại quyền,
Tự không sáng tạo phán truyền hoằng
khai;
Càn khôn
bỗng chúc phôi thai
2 Hư hư hàn vũ, dày
dày u minh.
Thánh thần sinh hóa vận trình,
3 Đột nhiên quang
ánh lộ hình khắp nơi.
4 Ban khen trong
sáng tuyệt vời
Liền phân lưỡng vực muôn đời đối
nhau:
5 Gọi ngày, dương
khí làu làu,
Gọi đêm, âm khí phủ bao mịt mờ,
Hoàng hôn chuyển tiếp minh sơ,
Chu kỳ thứ nhất, thiên cơ ứng hành.
6 Không gian phát
động mở màn,
7 Thủy hành
nhị khí đành rành dưới trên.
8 Trên thì danh
gọi cao thiên
Chiều đi mai đến tiếp liên chu kỳ
9 Thổ
phân, thủy lập biên thùy
10 Thổ
là đại lục, thủy thì đại dương
11 Lịnh bán hành
mộc
tự cường,
12 Ngàn hoá vạn
thảo ứng tường phát sinh
(câu 09-28)
Những câu tiếp theo nói về hành
hỏa (mặt trời và mặt trăng). Mời quý độc giả xem lời giới thiệu của Đức
cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi về hội nhập văn hóa và lời nói đầu của Tủ sách Nước
Mặn về số phận long đong của tác phẩm.
Chúng tôi xin được đính kèm đây hai file
PDF: ấn bản Canada 2000 và ấn bản Nước Mặn 2020 để độc giả tiện đối chiếu. Quý
vị nào cần mua sách in, có thể đặt sách
trực tuyến tại Đồng Hành Books trên mạng Tiki è
https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-cong-giao-dong-hanh, giá bìa 45.000 đ
hoặc tại <[email protected]>,
sđt: 0358-521-717.
Lm.
Trăng Thập Tự
Tủ sách Nước Mặn - Gp. Qui Nhơn
0 Nhận xét