Banner cột chính

Sống đẹp lòng Chúa

ĐỨA BÉ H’MÔNG - Maria Nguyễn Thị Thanh Nhàn


ĐỨA BÉ H’MÔNG


Maria Nguyễn Thị Thanh Nhàn
(Dòng Nữ Vương Hòa Bình)

Việt Nam: Trẻ sơ sinh thiểu số luôn chịu thiệt thòi
    Sau hơn hai tiếng đồng hồ vượt đường đầy dốc và đá, tôi đã đặt chân lên mảnh đất của làng H’mông. Dù đã được nghe kể một vài lần, nhưng khi đến đây tôi mới cảm nhận được cái heo hút và điêu tàn của mảnh đất cày lên sỏi đá này.
    Ngày lễ Chúa nhật, các em nhỏ được mặc những bộ đồ rực rỡ là những trang phục cổ truyền của dân tộc mình như những con chim muôn màu sắc của núi rừng về đây dự hội. Thế nhưng trong góc khuất nhỏ của ngôi nhà thờ, em ngồi đó với gương mặt lem luốc nhưng sự sốt sắng của em đã làm tôi chú ý đến em trong suốt buổi lễ.
    Hôm sau, cũng chính em hiện diện đầu tiên trong lớp giáo lí của tôi. Suốt buổi, em cứ nói chuyện cười đùa hết chọc người này lại phá người nọ. Nhiều lúc tôi không giữ được kiên nhẫn muốn đuổi em ra ngoài để khỏi ảnh hướng đến các em nhỏ khác.
    Tìm hiểu tôi biết gia đình em mới chuyển đến đây, do chưa có hộ khẩu nên em không được đến trường. Tuy đã 9 tuổi nhưng khả năng đọc viết của em chỉ bằng lớp một. Đó là nguyên nhân tại sao em lại hay quậy phá trong lớp, do em không theo kịp bạn bè nên chỉ còn cách chọc phá cho hết thời gian.
    Một tuần học tập trôi qua, các em nhỏ rủ chúng tôi lên rừng hái sim. Và em cũng có trong đoàn. Em chạy nhảy nhanh như một con sóc qua những con đường dốc dựng đứng. Tôi phải khâm phục vì tài đi rừng của em.Hình như em sinh ra là để cho núi rừng, tất cả các ngõ ngách em đều thông thạo.Khi tôi thấy một quả cây lạ trông đẹp mắt và cầm lên xem, em liền ngăn lại:
-         Sơ ơi trái cây này không ăn được đâu?
-         Sao vậy, sao con biết?
-         Con biết mà!
    Tôi để ý mỗi lần gặp một trái cây nào, em cũng cầm lên ngửi rồi bảo trái này ăn được, trái kia không ăn được.Kinh nghiệm đi rừng đã cho em biết điều đó. Mỗi lần gặp một quãng đường đi khó khăn em đều đứng lại đợi chúng tôi;gặp những chỗ gai góc nhiều, em lấy dao chặt bớt để có lối đi lại an toàn. Tôi cảm nhận được tình cảnh của em, của người đồng bào nơi đây. Vừa đi, em cũng vừa kể cho tôi bao nhiêu chuyện, bỗng chợt tôi hỏi em: “Sau này con muốn làm gì?”. Em ngập ngừng, rồi trả lời: “Con muốn làm bác sĩ, vì mẹ con ốm hoài mà không có tiền đi bệnh viện”.
    Thương làm sao những ước mơ đẹp như thế! Để em lại được đến trường đã là một khó khăn, tôi cũng đang cố gắng để em có thểđến trường nhưng tôi biết khả năng của mình có hạn. Tôi chỉ biết khuyên em đi học thường xuyên lớp xóa mù của tôi và cầu nguyện nhiều để thực hiện ước mơ của mình. Thầm mong sao cho có nhiều nhà hảo tâm tìm đến những vùng đất xa xôi này, tìm đến với những em nhỏ có hoàn cảnh như em để các cháu vùng xa nàycó thể đến trường và thực hiện được ước mơ của mình.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét